LG luôn được biết đến là một thương hiệu có chiều sâu về danh mục sản phẩm, từ điện máy gia dụng, phương tiện giải trí cho đến các sản phẩm cải thiện chất lượng đời sống.
Chiến lược dẫn đầu giúp mỗi thương hiệu sớm chiếm lĩnh nhận thức của khách hàng mục tiêu. Nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu hành vi tiêu dùng cũng chỉ ra rằng, khách hàng có xu hướng bị thuyết phục và đặt niềm tin vào những “ấn tượng đầu tiên”. Nghĩa là, thay vì cân nhắc chọn lựa giữa nhiều thương hiệu một cách lý trí, người tiêu dùng hầu như chọn tin vào cảm xúc để quyết định gắn bó với một thương hiệu đã có sẵn vị thế trên thị trường.
Yếu tố quan trọng quyết định thành bại của một chiến lược dẫn đầu, đó là năng lực tạo ra sự khác biệt của bản thân đội ngũ thương hiệu. Đối với chiến lược thương hiệu LG, họ chọn dẫn đầu về công nghệ làm khác biệt cạnh tranh duy nhất của mình, đứng ngoài cuộc đua về mẫu mã hay giá thành sản phẩm với sự tham gia của nhiều thương hiệu cạnh tranh.
Chiến lược thương hiệu LG mang đến những kết quả gì❓
Chiến lược thương hiệu LG xác định tầm nhìn là bảo vệ môi trường cho Trái Đất, giúp xã hội phát triển bền vững và không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của các bên liên quan. Từ tầm nhìn vĩ mô đó, thương hiệu LG không ngừng theo đuổi sứ mệnh là mang lại giá trị gia tăng cho cuộc sống người tiêu dùng, thông qua định hướng không ngừng tạo ra sự khác biệt, bảo vệ hệ giá trị bền vững và liên tục dẫn đầu về công nghệ sản xuất.
✅ Chiến lược thương hiệu dẫn đầu mở ra cơ hội ở thị trường hẹp
Thương hiệu chọn định hướng đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng, hay còn được xem là một thương hiệu phổ thông có những đặc tính trái ngược so với thương hiệu theo đuổi chiến lược dẫn đầu.
Chiến lược thương hiệu LG hay nhiều thương hiệu dẫn đầu khác luôn tin tưởng, kiên định vào cách chọn lọc khách hàng mục tiêu.
Chọn lọc khách hàng mục tiêu hiệu quả không chỉ góp phần xây dựng dấu ấn riêng cho thương hiệu, mà còn là cơ hội để lôi kéo ngày một nhiều hơn nhóm khách hàng trung thành về phía mình.
✅ Chiến lược thương hiệu LG giúp họ tối ưu chi phí quảng cáo
Có một sự thật là những thương hiệu nổi tiếng, có tuổi đời lâu năm hay liên tục dẫn đầu ít nhất là trong lĩnh vực và phân khúc thế mạnh, họ không phải đầu tư quá nhiều nguồn lực lẫn chi phí vào quảng cáo. Đặc biệt là khi nhìn vào các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng trực tuyến, hoặc trên những trang mạng xã hội phổ thông có đến hàng tỷ người dùng. Điểm chung ở họ là số lượng nội dung không quá nhiều, tỉ lệ tương tác và theo dõi nội dung chỉ nằm ở mức trung bình khi so sánh với các thương hiệu cạnh tranh.
LG hiểu rằng mình có cách xác định nhóm khách hàng mục tiêu riêng biệt, với những yếu tố về mức thu nhập, nhân khẩu học hay thói quen tiêu dùng phù hợp với định hướng quảng bá hình ảnh thương hiệu bấy lâu. Khách hàng mục tiêu trong chiến lược thương hiệu LG là những người ở độ tuổi 30-50, có thu nhập trên mức trung bình khá so với mặt bằng chung. Đây là những người sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn, những đô thị loại đặc biệt hoặc ít nhất là đô thị loại 1, loại 2.
Khách hàng mục tiêu trong chiến lược thương hiệu LG có thói quen tiêu dùng riêng biệt, họ có đầy đủ năng lực cũng như khả năng trong việc chọn lựa hoặc đưa ra quyết định mua hàng. Nghĩa là thay vì bị chi phối bởi người thân hay tham khảo nhiều hơn các nguồn tin tư vấn, khách hàng mục tiêu của LG thường có xu hướng tự mình ra quyết định sở hữu sản phẩm. Tổng hợp giữa nhiều yếu tố, chiến lược thương hiệu LG chọn đầu tư vào các cửa hàng trưng bày tại nhiều thành phố lớn.
Không dừng lại ở đó, LG cũng sớm xây dựng và phát triển hình ảnh của mình trên nền tảng thương mại điện tử. Ngoài việc bắt tay với những sàn thương mại điện tử nổi tiếng, bản thân LG cũng có cho riêng mình một website bán hàng chính thức. Nơi khách hàng có thể trải nghiệm toàn bộ những sản phẩm hay công nghệ mới nhất của thương hiệu này, mà không cần trực tiếp có mặt ở các cửa hàng trưng bày.
Cách làm này không chỉ giúp LG hạn chế chi phí quảng cáo trên mạng xã hội, mà còn giúp thương hiệu Hàn Quốc tối ưu chi phí lẫn nguồn lực quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông khác. Đổi lại, chiến lược thương hiệu LG sử dụng chính “tài sản thương hiệu” đến từ nhiều cửa hàng, với việc sản phẩm luôn thường trực xuất hiện ở những điểm bán hàng quan trọng – thu hút nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.
✅ Chiến lược thương hiệu LG giúp xây dựng tài sản thương hiệu
Chiến lược thương hiệu dẫn đầu không chỉ giúp thương hiệu chiếm lĩnh nhận thức khách hàng, song song đó còn giúp thương hiệu dẫn đầu chiếm lĩnh nhận thức và niềm tin từ các đối tác quan trọng. Khi sản phẩm hay nhãn hiệu của một thương hiệu được nhiều khách hàng biết đến và tin dùng, nó cũng kéo theo cơ hội quảng bá hình ảnh và sản phẩm chiến lược của một thương hiệu khác.
Không chỉ hợp tác thành công với ông lớn Microsoft, LG còn đồng thời là đối tác quan trọng của Apple và Samsung – hai thương hiệu ông lớn của làng công nghệ luôn thay nhau dẫn đầu thị phần điện thoại cao cấp.
LG là thương hiệu chiếm hơn 60% thị phần OLED TV toàn cầu, chỉ trong quý 4/2021 đã cho xuất xưởng hơn 2,6 triệu chiếc TV OLED, Samsung đang dần chấp nhận việc lệ thuộc vào thương hiệu LG để tiếp tục cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Trong năm dương lịch 2022, dự kiến LG Displays sẽ cung cấp cho Samsung từ 1,5 triệu đến 2 triệu tấm nền, dựa trên thoả thuận hợp tác của đôi bên với giá trị vào khoảng vài tỷ đô.
👉 Nền tảng trong chiến lược thương hiệu LG là những nỗ lực duy trì, theo đuổi tham vọng dẫn đầu thị trường về mặt công nghệ. Giờ đây, khi nhắc đến LG người ta không chỉ nhớ đến họ là một thương hiệu điện tử, hay LG Electronics với thế mạnh trở thành đối tác của nhiều thương hiệu lớn toàn cầu. Vượt lên trên giá trị của một “chaebol” xứ Hàn với năng lực đóng góp chủ đạo cho nền kinh tế quốc gia, LG đã trở thành một biểu tượng của chiến lược dẫn đầu và đầu tư mở rộng hơn nữa các danh mục sản phẩm.
* Nguồn: Vũ Digital
————————————-
Rubik International Creative
☎️ Hotline: (028) 9998 8089
📞 Hotline: 0869131579
📩 Email: client@rubikcreative.vn
🏢 Address: 1196A Ba Tháng Hai, Phường 8, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan